Chiến thuật Gegenpressing hiện đang dần trở thành xu hướng bóng đá phổ biến. Nhắc đến trường phái này, chúng ta thường nghĩ ngay đến chiến lược gia người Đức Jurgen Klopp và Liverpool. Hãy cùng LuongSonTV tìm hiểu về mọi điều về trường phái ngày càng được ưa chuộng này.
Chiến thuật Gegenpressing nghĩa là gì?
Cái tên này là thuật ngữ bằng tiếng Đức, còn trong tiếng Anh thì mang nghĩa “counter-pressing”. Pressing thì ai cũng biết là gây áp lực cho đối phương, còn counter nghĩa là phản lại. Hiểu theo cách đơn giản nhất, Gegenpressing là ngay lập tức cố gắng để giành lại bóng sau khi mất, chứ không lùi về để tổ chức lại đội hình. Cụm từ này nghĩa là dùng chính pressing để chống lại pressing.
Ý tưởng cơ bản của chiến thuật Gegenpressing là giành lại bóng ở càng cách xa khung thành của mình càng tốt. Như vậy vừa ngăn được đối phương phản công, lại có thể tạo ra cơ hội ghi bàn tức thì. Phổ biến nhất là việc nhiều người cùng lúc áp sát cầu thủ đang giữ bóng của đối phương. Cầu thủ đó vừa mới lấy được bóng nên đã bị mất sức, dễ bị áp sát và chưa nắm được vị trí của đồng đội cũng như đối thủ.
Gegenpressing đòi hỏi tất cả các cầu thủ, đặc biệt là tiền đạo, phải hoạt động hết mình. Điểm hạn chế của trường phái này là tiêu tốn thể lực, cũng như bỏ lại nhiều cầu thủ khác của đối phương không bị kèm. Những người triển khai cần được huấn luyện kỹ lưỡng, để biết tự đánh giá khi nào nên tạm dừng pressing và lùi về. Chẳng ai đủ sức để duy trì thứ bóng đá này suốt 90 phút.
Chiến thuật Gegenpressing bắt nguồn từ đâu?
Tuy gần đây mới trở nên phổ biến nhưng biến thể của Gegenpressing đã xuất hiện từ nhiều thập niên trước. Từ những năm 1960, ở Anh rồi Hà Lan đã có những đội bóng áp dụng triết lý pressing phản công. Nổi tiếng nhất trong thế kỷ này là Jurgen Klopp nhưng phong cách của ông lại chịu ảnh hưởng từ người thầy cũ Wolfgang Frank. Thời còn chơi bóng cho Mainz, Klopp đã học hỏi được rất nhiều.
Xa hơn nữa, chính Klopp từng công nhận chiến lược gia Arrigo Sacchi là cảm hứng cho triết lý của Wolfgang Frank. Chính phong cách phối hợp chuyển động và pressing của ông đã giúp Milan thống trị Châu Âu suốt thập niên 80. Trường phái này nhấn mạnh vào kiểm soát không gian và “bóp nghẹt” đối phương.
Cựu huấn luyện viên tạm quyền của Manchester United cũng được coi là “bố già của chiến thuật Gegenpressing”. Ralf Rangnick hình thành triết lý này sau một trận giao hữu với Dynamo Kyiv của Valeriy Lobanovskiy vào năm 1983. Đáng tiếc là ông không thể đem nó áp dụng lên các cầu thủ “lười biếng” của Quỷ Đỏ.
Ví dụ điển hình về chiến thuật Gegenpressing hiện đại
Trong bóng đá hiện đại, Gegenpressing chủ yếu thường chỉ được các câu lạc bộ tại Anh và Đức áp dụng. Đã có rất khá nhiều huấn luyện viên sử dụng trường phái này để tạo nên ảnh hưởng lớn.
Jurgen Klopp cùng Dortmund và Liverpool
Các câu lạc bộ dưới sự dẫn dắt của chiến lược gia người Đức đã trở thành biểu tượng của chiến thuật Gegenpressing suốt hai thập kỷ qua. Ông đã cách mạng hóa lối chơi, tạo nên những đội bóng mạnh mẽ trong giai đoạn này. Vào năm 2011, Borussia Dortmund của ông đã lật đổ Bayern Munich vĩ đại. Ngay năm sau đó là cú đúp danh hiệu quốc nội, rồi kế đến còn vào Chung kết Champions League.
Gegenpressing của Klopp xoay quanh những cầu thủ sở hữu tốc độ nhanh nhẹn cả khi có và không bóng. Nổi tiếng nhất là Robert Lewandowski, Marco Reus, Ilkay Gundogan và Mario Gotze. Đến năm 2015, Klopp tiếp quản một Liverpool đang sa sút, rồi nhanh chóng trở thành biểu tượng tại đây. Ông mang lối chơi pressing cường độ cao tới để cách mạng hóa The Reds.
Chắc hẳn ai cũng nhớ mãi hình ảnh Andy Robertson lao lên tận khung thành đối phương để đuổi bóng và gây áp lực. Những cầu thủ trẻ trung và nhiệt huyết đã kết hợp cùng Gegenpressing để mang lại thành công. Liverpool giành Champions League vào năm 2019 trong trận Chung kết thứ hai liên tiếp. Họ cũng có được danh hiệu quốc gia đầu tiên trong kỷ nguyên Premier League.
Người kế nhiệm chiến thuật Gegenpressing của Klopp
Một huấn luyện viên người Đức khác đã tiếp quản Dortmund khi Klopp rời đi và triển khai trường phái tương tự. Xuất phát điểm của Thomas Tuchel rất giống với người đồng hương, khi đều khởi nghiệp từ Mainz. Tuy chỉ gắn bó một thời gian ngắn nhưng Gegenpressing của Tuchel cũng kịp mang về cho Die Borussen một danh hiệu DFB-Pokal.
Marcelo Bielsa cùng Leeds United
Chiến lược gia người Argentina đã sử dụng lối chơi Gegenpressing trên toàn sân. Leeds dựa vào các cầu thủ gần bóng nhất để gây sức ép lên người giữ bóng. Bielsa yêu cầu các học trò kèm người chặt khi áp sát, nỗ lực không ngừng nghỉ để giành lại bóng bằng mọi cách. Điều này đã giúp The Whites trở lại Premier League sau 16 năm.
Julian Nagelsmann với Hoffenheim và RB Leipzig
Là học trò của Ralf Rangnick, Nagelsmann đã trở thành đại diện tiêu biểu cho thế hệ huấn luyện viên trẻ áp dụng chiến thuật Gegenpressing. Thành tích của ông là lần đầu đưa Hoffenheim dự vòng loại C1, giúp RB Leipzig vào đến Bán kết Champions League. Đội bóng cũng vươn lên xếp thứ 2 tại Bundesliga và vào Chung kết DFB-Pokal.
Lời kết
LuongSonTV vừa mang đến cho các bạn những thông tin xung quanh chiến thuật Gegenpressing. Có thể nói, đây là trường phái đòi hỏi phải chuẩn bị cực tốt về tinh thần cũng như thể chất. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chuyên mục này của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức thú vị về bóng đá.